Chân kính đồng hồ là gì không phải tay chơi đồng hồ nào cũng biết

Jewel – Chân kính đồng hồ là gì? Chức năng và tầm quan trọng

Đeo đồng hồ nhưng liệu bạn có hiểu hết được những chi tiết cấu tạo nên chiếc đồng hồ của mình, cụ thể là chân kính đồng hồ là gì? Chức năng của chân kính đồng hồ là gì? Liệu nó có quan trọng với chiếc đồng hồ của mình hay không? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về chân kính đồng hồ nhé!

Mục Lục

Jewel – Chân kính đồng hồ là gì?

       1. Chân kính đồng hồ là gì?

              Các dạng của chân kính đồng hồ

              Vật liệu làm nên chân kính đồng hồ là gì?

         2. Số lượng chân kính có trên chiếc đồng hồ

         3. Một số lưu ý khi mua đồng hồ có chân kính

Chân kính đồng hồ có tác dụng gì?

Không phải ai cũng biết được chân kính đồng hồ là gì? - Ảnh 1

 Không phải ai cũng biết được chân kính đồng hồ là gì? Chân kính đồng hồ nghĩa là gì trong bộ máy của cỗ máy đếm

Jewel – Chân kính đồng hồ là gì?

Chân kính có tên tiếng Anh là Jewel, đây là một bộ phận rất quan trọng đối với một chiếc đồng hồ. Chân kính của đồng hồ được ra đời vào những năm ở thế kỷ 18. Khác với những chi tiết khác cấu tạo nên đồng hồ, chân kính đồng hồ được làm từ các loại ngọc, đá,… Đấy cũng là nguyên nhân tại sao chân kính còn có tên gọi là Jewel. Mục đích thật sự của chân kính là làm tăng độ bền cho những chiếc đồng hồ đeo tay.

1. Chân kính đồng hồ là gì?

Chân kính đồng hồ là gì? Một khái niệm mà không phải ai cũng biết kể cả những người chơi đồng hồ sành sỏi. Chân kính đồng hồ hay còn gọi là đá trụ (Jewel).

Jewel đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ám chỉ đá quý, đây là chỉ những viên đá quý được gắn trong bộ máy của chiếc đồng hồ. Đá quý được lựa chọn làm chân kính thường là hồng ngọc, lục ngọc, lam ngọc,… và có thể là những đá quý giá trị hơn như kim cương. 

YouTube video

Trong kỹ thuật chế tác đồng hồ, người ta thường sử dụng đá quý để lắp vào các bộ phận có tính ma sát lớn để giảm được tối đa sự hao mòn trong quá trình bộ máy vận hành. Như vậy cũng có nghĩa là nếu như chiếc đồng hồ nào càng sử dụng nhiều đá quý thì chắc chắn giá trị của chiếc đồng hồ cũng không hề nhỏ.

chân kính đồng hồ là gì có quan trọng không - Ảnh 2

Jewel là gì? Là một vật liệu được đặt trong bộ máy của đồng hồ nhằm giảm ma sát giữa các chi tiết. Vật liệu làm nên Jewel thường là đá quý

Các dạng của chân kính đồng hồ

Chân kính đồng hồ thường là đá quý đã được gia công. Tức là những viên đá quý này đều đã được lựa chọn kỹ càng, sau đó sẽ được tiện, cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng,… sau đó sẽ lắp vào máy của đồng hồ.

Chân kính đồng hồ có kích thước rất nhỏ, đường kính lớn nhất cũng chỉ khoảng 2mm và độ dày không quá 0,5 mm. Sau đây là một số dạng chân kính đồng hồ được sử dụng phổ biến.

Chân kính đồng hồ là gì mà có nhất thiết phải có nó không - Ảnh 3

Jewel nghĩa là gì luôn là điểm thắc mắc với những người mới chơi đồng hồ

Chân kính đồng hồ tròn, có lỗ xuyên tâm (Hole)

Những viên đá quý có dạng hình tròn hình chiếc bánh) được khoan một lỗ phù hợp với đường kính của trục bánh xe. Chân kính đồng hồ dạng này thường được sử dụng cho những điểm vận hành có vận tốc tương đối nhỏ, không có yêu cầu quá cao về độ sai số (rơ) và điểm này chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động vuông góc trục quay.

Ngay cả những tay chơi đồng hồ cũng không biết chân kính đồng hồ là gì - Ảnh 4

 Với những người chơi đồng hồ sảnh sỏi đôi khi vẫn không Jewel trong đồng hồ là gì?

Chân kính đồng hồ tròn, không có lỗ xuyên tâm (Cap)

Những chân kính đồng hồ dạng tròn không khoan lỗ thường được đặt áp vào hai đầu của 2 đỉnh của trục quay. Jewel Chân kính đồng hồ dạng này được sử dụng kết hợp với chân kính đồng hồ tròn có lỗ xuyên tâm để áp cho những điểm có yêu cầu cao về sai số, những điểm có vận tốc quay lớn, chịu nhiều ảnh hưởng bởi tác động của trục dọc.

Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật (Padlet)

Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật có hình thù như những viên gạch mài vát cạnh. Chân kính dạng này được sử dụng cho những điểm bị tác động va đập trượt theo phương ngang là hai đầu của ngựa (cò khóa, mở bánh Escape – hay còn gọi là bánh nhện).

Chân kính dạng hình trụ (Roller)

Chân kính dạng này chỉ được gắn trên bánh Balance để đá “ngựa”, điểm tác động va đập theo phương ngang.

Dạng chân kính không có hình dạng cụ thể (Shock Protection)

Dạng chân kính này thường được đặt nằm giữa các chân kính khác hay một bộ phận nào đó. Nhiệm vụ của nó là bảo vệ các chân kính quan trọng khác khi bị va đập mạnh.

Không phải ai cũng có thể hiểu được hết ý nghĩa của chân kính đồng hồ là gì - Ảnh 5

Không phải ai cũng biết hết được ý nghĩa của jewel là gì

Vật liệu làm nên chân kính đồng hồ là gì?

Có 4 loại vật liệu thường được sử dụng để làm nên chân kính đồng hồ đó là: đá garnet, đá Sapphire, đá hồng ngọc, và kim cương.

Ngoài ra, một số nhà chế tác còn sử dụng hợp kim chống mòn hoặc kính Sapphire để làm chân kính đồng hồ.

YouTube video

Đây cũng là điểm mấu chốt tạo nên những chiếc đồng hồ có giá trị siêu đắt đỏ. Nếu đồng hồ sử dụng hợp kim thì giá thành có vẻ “dễ thở” hơn, còn nếu đồng hồ sử dụng đá quý hay kim cương nhân tạo thì giá trị chắc chắn cao hơn, và đây cũng là những loại đồng hồ thường gặp nhất.

Đắt tiền nhất có lẽ là những chiếc đồng hồ dùng kim cương để làm chân kính. Việc chế tạo viên kim cương đòi hỏi quá trình tạo ra phải vô cùng tỉ mỉ và rất kỳ công. Dùng kim cương để làm chân kính không những tăng độ chính xác cho đồng hồ mà còn làm tăng lên đẳng cấp của chiếc đồng hồ đó nữa.

Nói như vậy không có nghĩa rằng đồng hồ càng sử dụng nhiều đá quý để làm chân kính đồng hồ thì sẽ càng bền bỉ và giá trị hơn, Chắc chắn giá trị sẽ tăng nhưng còn độ bền và độ chính xác thì không hẳn, đối với mỗi loại đồng hồ chỉ cần một số lượng chân kính đồng hồ phù hợp. Lạm dụng quá sẽ làm phản tác dụng ban đầu của nó.

Chấn kính đồng hồ là gì nó có làm nên chiếc đồng hồ quý giá không? - Ảnh 6

Chân kính đồng hồ cơ là gì, có phải cứ càng nhiều chân kính đồng hồ là chiếc đồng hồ sẽ “xịn” hơn hay không? 

Số lượng chân kính có trên chiếc đồng hồ

Số lượng chân kính có trên mỗi chiếc đồng hồ có giống nhau không? Câu trả lời là không, dưới đây là một số loại đồng hồ có số lượng chân kính khác nhau mà chúng ta thường gặp.

Chắc hẳn các bạn sẽ có thắc mắc đồng hồ 21 chân kính là gì? Thì đồng hồ 21 chân kính là dòng cực kỳ dễ gặp trên đồng hồ cơ tự động lên dây cót (Automatic) với các chức năng cơ bản như: giờ phút, giây (có thể có lịch ngày, lịch thứ hoặc là không).

Vậy liệu đồng hồ có 21 chân kính đã đủ hay chưa? Vậy đồng hồ 23 chân kính là gì? Nó khác gì với đồng hồ 21 chân kính? 

Thì dòng đồng hồ có 21 chân kính là dòng đồng hồ sở hữu bộ máy có khả năng lên dây cót tự động. Còn đồng hồ có 23 chân kính thường được sử dụng cho những chiếc đồng hồ cơ có 2 trống dự trữ năng lượng. Những chiếc đồng hồ cơ đa năng thì có từ 25 đến 27 chân kính. Còn đối với những chiếc đồng hồ có cấu tạo phức tạp hơn thì số lượng chân kính sở hữu sẽ nhiều hơn, thậm chí có chiếc đồng hồ 100 chân kính.

Chân kính đồng hồ là gì, có nhất thiết phải dùng đá quý làm chân kính không - Ảnh 7

Mỗi loại đồng hồ tùy vào cấu trúc mà sẽ có số lượng chân kính phù hợp

2. Một số lưu ý khi mua đồng hồ có chân kính

Khi nói tới Jewel được làm từ đá quý, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự xa xỉ. Điều này chỉ đúng khi chất liệu chân kính được làm từ kim cương hay những loại đá quý hiếm. Dù được làm với một số lượng chân kính nhiều nhưng điều đó cũng không phản ánh lên được giá trị của chiếc đồng hồ của bạn có cao hay không.

YouTube video

Nhưng vì mọi người đồng hồ càng có nhiều chân kính thì đồng hồ sẽ phức tạp đồng nghĩa với giá trị của chiếc đồng hồ sẽ cao, nắm bắt được yếu tố tâm lý đó mà các nhà sản xuất thường tăng thêm số lượng chân kính vào những vị trí không cần thiết nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng nhằm tăng lợi nhuận.

Để đánh giá được bộ máy có phức tạp hay không thì cần phải tìm hiểu về số lượng chi tiết của máy, các tính năng của máy chứ không phải số lượng chân kính trong máy. Khách hàng trước khi mua đồng hồ nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về sản phẩm mà mình muốn mua xem chất lượng của sản phẩm có phù hợp với giá trị mà mình bỏ ra để sở hữu sản phẩm đó hay không nhé!

Chân kính đồng hồ là gì, càng nhiều chân kính thì đồng hồ sẽ càng tốt? - Ảnh 8

Số lượng chân kính không hiển thị được độ phức tạp của cỗ máy đếm

3. Chân kính đồng hồ có tác dụng gì?

Trung bình ở mỗi chiếc đồng đồng hồ có 211 chi tiết và những chi tiết này đều là kim loại, Chúng liên tục hoạt động, ma sát vào nhau nên nhanh chóng bị mài mòn. Đặc biệt là ở những vị trí như các trục đồng hồ, lâu dần sẽ khiến cho chiếc đồng hồ không còn chạy đúng nữa. 

Giá trị thực sự của chân kính đồng hồ là gì - Ảnh 9

 Sự có mặt của Jewel góp phần nâng cao giá trị cho chiếc đồng hồ

Nhận thấy được điều đó, các nhà chế tác đã sử dụng những viên đá có độ cũng cao, khả năng chống ma sát, độ bị mài mòn thấp, trơn trượt khi tiếp xúc với các điểm để đạt được những hiệu quả sau:

Giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác cho chiếc đồng hồ

Hệ quả của việc giảm ma sát giữa các chi tiết đó chính là tuổi thọ của những chiếc đồng hồ này cũng được kéo dài hơn.

Chống sốc nhằm tăng độ bền cho các chân kính khác nhưng chỉ ở một mức độ vừa phải.

Góp phần làm tăng độ thẩm mỹ cho chiếc đồng hồ.

Nâng cao giá trị cho chiếc đồng hồ.

Sự chuyển hóa khi đồng hồ có chân kính đồng hồ là gì - Ảnh 10

Nhờ sự có mặt của Jewel trong đồng hồ khiến chiếc đồng hồ cũng trở nên có thẩm mỹ hơn nhiều

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đây có thể giải đáp thắc mắc khi bạn không biết chân kính đồng hồ là gì hay Jewel đồng hồ là gì? Có lẽ sự ra đời của chân kính đã khiến cho chiếc đồng hồ trở nên mạnh mẽ và bền bỉ hơn, nó giống như một liều Canxi giúp làm chậm quá trình “lão hóa” của những động cơ khác khi phải hoạt động xuyên suốt ngày đêm mà không hề ngơi nghỉ.

Để có thể sở hữu được chiếc đồng hồ chính hãng có hỗ trợ Jewel với mức giá tốt, còn chần chờ gì mà không truy cập ngay vào trang fridayshopping.vn để có thể lựa chọn cho mình chiếc đồng hồ mà bản thân ưng ý nhất. 

Mỹ Hoa

Những thiết kế đồng hồ bạn nên tham khảo của Tissot

3 thiết kế đồng hồ Tissot 1853 Powermatic 80 nổi tiếng nhất

==================================

những mẫu đồng hồ seiko nam đang được săn đón trên thị trường